Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc

0

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Bài làm

Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc – Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cơ quan đầu não ở căn cứ địan Việt Bắc trở về xuôi để tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhân cơ hội này, Tố Hữ sáng tác bài thơ “Việt Bắc” để nói lên tình cảm thiết tha, lưu luyến với núi rừng Tây Bắc và con người nơi đây. Qua đó, nhà thơ còn muốn nói lên nhứng khó khăn gian khổ của mười lăm năm kháng chiến và sự gắn bó của người dân nơi đây với các chiến sĩ cách mạng, tất cả ai cũng mang trong mình một lòng yêu nước nồng nàn.

Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy nên bài thơ như là tiếng lòng của kẻ ở cũng như của người đi trong một buổi chia li nghẹn ngào đầy cảm xúc. Với việc sử dụng thể thơ Lục bát, thở thơ truyền thống của dân tộc, bài thơ càng dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người đọc với nhịp thơ nhẹ nhàng, câu chữ bình dị, dễ đọc dễ nhớ.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tác giả dùng đại từ “Mình-ta” rất nhiều lần trong bài thơ để xưng hô. Cách xung hô như vậy nghe thân thuộc và trìu mến biết bao. Mình và ta là sự gắn bó, đồng lòng, thân thiết như những người thân trong gia đình. Ở đây, ‘mình” là người ra đi, là những chiến sĩ đã gắn bó với nơi đây suốt mười lăm năm gian khổ. “Ta” là người ở lại, là những người dân Việt Bắc hiền lành, giàu tình yêu thương. Một câu hỏi tu từ được đặt ra nhưng nó không đòi hỏi câu trả lời vì cả hai đều hiểu ý của nhau rồi. Tác giả hỏi để gợi lên khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó. Mọi người hòa chung làm một, tạo nên sứ mạnh đủ để chiến thắng kẻ thù. Họ không phân biệt, họ coi Việt Bắc là nhà, là quê hương và những người dân là an hem, bằng hữu Núi rừng sông nước là những gì thân thuộc nhất với những con người nơi đây. Nó chưng kiến bao thăng trầm của cuộc sống, chúng kiến những hiểm nguy, bom đạn của cuộc kháng chiến gian khổ.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo

cam nhan cua em ve bai tho viet bac - Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu đã sử dụng khéo léo kết cấu đối đáp của những câu hát giao duyên như trong ca dao truyền thống. Những cụm từ “mình-ta” lien tục được lặp lại, nó hòa quyện vào nhau, có lúc rõ ràng có lúc lẫn lộn. Mình vừa là người ở, vừa là kẻ đi và ta cũng vậy. Tuy hai mà như một vì mình và ta, dù là ai thì cũng đều là những người cách mạng, những người dân có lòng yêu nước nồng nàn. Bao trùm bài thơ Việt Bắc là những cảm xúc thân thương, chân thật, là những lời dặn dò đầy lưu luyến của kẻ ở người đi. Suốt mười lăm năm, biết bao kỉ niệm, giờ đây họ phải xa nhau, thật sự đó là một cuộc chi alia đầy nghẹn ngào.

Người ra đi thì lưu luyến, người ở lại cũng không nỡ xa lìa. Họ cứ như thế, quyến luyến, bịn rịn. Người bước đi mà lòng không khỏi nhớ thương da diết, “Bâng khuâng trong dạ, bòn chồn bước đi”. Bao nhiêu cảm xúc ùa về, những xúc cam ấy lấn át, chiếm trọn tâm hồn con người khiến họ nghẹn ngào không thốt được câu chia li, “Aó chàm đưa buổi phân li. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Dường như họ cũng chẳng cần phải nói, những ánh mắt, những cái ôm cũng đủ để người ta trao cho nhau nhwunxg tình cảm chân thành nhất. Kẻ ở, người đi, có biết bao kỉ niệm, bao ước mong mà cả hai cùng muốn thực hiện. Tất cả đều thân thuộc và ấm áp tình người.

Xem thêm:  Soạn bài Tự do của P. Ê-Luy-a

Bằng những lời thơ thấm đượm tình cảm, Tố Hữu đã khéo léo để vẽ lên những khó khăn của cuộc kháng chiến. “Thương nhau chia củ sắn lùi. Bát cơ sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng người dân vẫn đoàn kết gắn bó cùng nhau.

Mỗi khi giặt đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Khổ thơ là sự ca ngợi và tự hào về tình đoàn kết dân tộc. Con người cùng nhau vượt qua gian khổ, đoàn kết lại thành sức mạnh vô cùng to lớn để chiến đấu với kẻ thù. Núi rừng cũng góp công trong kháng chiến, nó là lá chắn vừa bảo vệ quân mình vừa bao vây quân địch. Thiên nhiên và con người hòa vào nhau thành một, cùng chung mục tiêu, cùng chung một long yêu quê hương đất nước sâu đậm.

“Việt Bắc” là một thơ rất hay và ý nghĩa. Nó không chỉ thê rhienej những tình cảm thân thương, chân thành của người lính với bà con trong buổi chia li mà nó còn giúp ta tái hiện lại nhwunxg ngày kháng chiến gian khổ. “Việt Bắc” đã miêu tả được hết những khó khăn, gian khổ của chiến tranh để từ đó, thế hệ sau biết tôn trọng thành quả mà ông cha ta ngã xuống mới có được. Với việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật bình dị nhưng hiểu qảu đã làm cho bài thơ chân thực và nhẹ nhàng hơn. Qua đó để ta thấy được tài năng của một nhà thơ, một nhà cách mạng của dân tộc.

Xem thêm:  Cảm nhận về đoạn ba bài thơ Tây Tiến

Seen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *