Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều
Bài làm
Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều – Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến kiệt tác “Truyện Kiều”. Một truyền Nôm với hơn ba nghìn câu lục bát đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Thúy Kiều xinh đẹp, tài giỏi nhưng lại phải chịu một cuộc đời bấp bênh, trôi nổi suốt mười lăm năm lưu lạc. Thúy Kiều là đại diện cho kiếp người “hồng nhan bạc phận” và là kết quả tàn khốc của xã hội phong kiến thối nát, tối tăm.
Trong tác phẩm, Thúy Kiều hiện lên là một cô gái xinh đẹp cả về hình dáng lẫn tâm hồn. “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, nàng có phẩm giá thanh cao, quý phái cua cây mai rạng ngời những ngày Tết, tâm hồn Kiều nhân hậu, trong sáng như những bong tuyết kiêu sa. Nàng đẹp đến nỗi “Hoag hen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, ai cũng phải ghen tị với sắc đẹp mặn mà, nghiêng nước nghiêng thành của nàng. Thế nhưng, sau vẻ đẹp trong những câu thơ ấy, Nguyễn Du như muốn báo trước một số phận đầy rẫy những trái ngang khi có sự hờn dỗi, ghen tuông của hoa, của liễu. Thúy Kiều là người con gái hiếu thảo, một cô gái ngoan hiền. Nàng chăm sóc, quan tâm tới cha mẹ, “Quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ hằng đêm để họ có được một giấc ngủ ngon. Kiều cũng cố một tình yêu thơ mộng, đậm sâu với Kim Trọng sau lần gặp gỡ ở lễ hội thanh minh. Hai người gặp nhau, trao cho nhau những tình cảm chân thành, ấm áp. Họ cùng thề nguyền, ước hẹn, cùng trao cho nhau những kỉ vật tình yêu dưới ánh trăng với biết bao hy vọng về một tương lai hạnh phúc. Nhỡ tưởng đâu một cuộc sống êm đềm sẽ đến với Kiều, một cô gái vừa xinh đẹp vừa nết na nhưng cuộc đời lại đầy rẫy những bất công, tăm tối. Bỗng nhiên gia đình nàng gặp phải tai ương, nỗi oan khuất không ai tỏ tường, Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha. Nàng hy sinh tình yêu đang còn dang dở với bao mộng ước để làm tròn đạo hiếu với cha mẹ. Tấm lòng của Kiều khiến ai cũng phải xót xa và cảm phục.
Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều
Từ giây phút quyết định hy sinh bản thân để đổi lấy sư tự do cho cha, cho em trai, cuộc đời Thúy Kiều đã bước sang một trang mới với biết bao đớn đau và tủi hờn. hai lần bị đem bán vào lầu xanh, hai lần nàng đầm mình xuống sống tự vẫn nhưng không thành và rồi nàng phải nương nhờ cửa phật. Một cô gái bé nhỏ, thanh khiết nhưng đã bị chính cái xã hội mà nàng đang sống vùi dập không còn lối thoát. Một cô gái đáng nhẽ ra phải được sống tỏng mái ấm gia đình, được hưởng tình yêu hạnh phúc bên cạnh người mình yêu thương nhưng kiều phải lìa xa tất cả. Những gì nàng nhận được chỉ là những đớn đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Số phận bấp bênh, trôi nổi ấy đáng nhẽ ra nàng dâu phải gánh chịu, nàng không làm gì sai, nàng không có tội nhưng lại phải chịu sự đọa đầy. Phải chăng đó là hậu quả mà chính cái xá hội phong kiến và những thế lực của đồng tiền đem lại. Cái xã hội mà những người dân thấp cổ bé họng luôn bị vùi dập, bị đối xử tệ bạc. Thật sự nó quá bất công, quá tàn nhẫn nhất là đối với những người phụ nữ như nàng Kiều.
Suốt mười lăm năm lưu lạc, Kiều không nguôi nhớ về cha mẹ. Ở lầu Ngưng Bích, trước sự mênh mông lạnh lẽo của thiên nhiên, nàng càng thấy mình cô đơn và nhỏ bé. Nàng nhớ về gia đình, nhớ về cha mẹ và những đứa em. Liệu rằng ở quê nhà họ có được bình an và hạnh phúc hay không? Dù phải gánh chịu biết bao oan khuất, tủi hờn nhưng không lúc nào nàng ngừng trăn trở khi mình chưa làm tròn chữ hiếu, không thể ở bên cạnh để chăm sóc cha mẹ những lúc ốm đau, bệnh tật. Nàng đau đớn, dằn vặt và có những lúc nàng muốn giải thoát, muốn kết thúc chuỗi ngày đau khổ nhưng không thành. Xã hội vẫn bắt nàng phải sống, bắt nàng phải chịu sự dày vò đầy bất công. Suốt mười lăm năm, nàng không chỉ nhớ về gia đình mà còn nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến mối tình ngọt ngào nhưng dang dở. Nàng thấy có lỗi khi không thể đem lại hạnh phúc cho chàng Kim. Nàng không thể ở bên để chăm sóc, sẻ chia với chàng về mọi chuyện của cuộc sống. Trái tim này dường như đẫ chết từ khi “trao duyên” cho người em Thúy Vân.
Dù phải gánh chịu oan khuất và hành hạ nhưng Kiều vẫn là một con người hiền lành, tốt bụng. Nàng gặp được những người quâ tử như Từ Hải.. Rồi khi có thể trả thù Hoạn Thư, nàng Kiều lại chọn cách tha thứ. Tấm lòng nhân hậu của nàng khiến ai cũng phải nể phục.
Kiều là đại diện cho những người con gái hiện đại, luôn khát khao tình yêu và khát khao được sống thật sự. Hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo đường khuya một mình”hiện lên một cách táo bạo và quyết liệt. Kiều đi tìm Kim Trọng, đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Kiều mạnh mẽ và can đảm. Trong khi xã hội thời đó, con gái đâu dám thể hiện tình yêu cũng như cái tôi cá nhân, họ phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ vì “Cha mẹ đặt đâu con nằm đấy”. Kiều là đại diện cho lớp trẻ tiến bộ, khao khát tự do, hạnh phúc, kháo khát được sống với mong ước của chính mình. Tình yêu của Kiều vượt lên trên mọi rào cản của xã hội. Qua đó nó tố cáo xã hội phong kiến bất công, đã cướp đi quyền tự do và những quyền cơ bản mà đáng nhẽ ra con người phải được hưởng. Tất cả đã bị xã hội thối nát ấy cướp đi và thay bằng những quy tắc và hủ tục lỗi thời, bất công. Những người có tài sắc như Kiều dường như sinh ra ở xã hội này là sai lầm, không đúng thời điểm. Xã hội phong kiến đã chà đạp lên tất cả những gì tốt đẹp nhất của một con người, đặc biệt là những người phụ nữ thấp cổ bé họng. Họ phải sống theo sự sắp đặt của xã hội mà không được lựa chọn cũng không được chối từ.
Tác phẩm “Truyện Kiều” mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà thơ dành tất cả sự xót thương và đồng cảm cho Thúy Kiều để qua đó tố cáo cái sự bất công của xã hội phong kiến thốt nát, hủ tục và lên án thế lực đồng tiền đang hoành hành trong cuộc sống của con người.
Seen