Cảm nhận về bài thơ Đất nước

0

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đất Nước.

Bài làm

Cảm nhận về bài thơ Đất Nước – Đất Nước là một trong những nguồn cảm hứng lớn của thi ca. Viết về Đất Nước có rát nhiều bài thơ hay, mỗi bài thơ lại đêm lại một cái nhìn khác nhau, mang những bản sắc riêng và đặc sắc trong đó không thể không kể đến bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Đoạn trích Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng qua đó thể hiện cách cảm nhận về một đất nước toàn vẹn trong cái nhìn tổng hợp theo chiều dài lịch sử, văn hóa hay ngay trong cuộc sống đời thường. Nhà thơ đã thể hiện cảm xúc của mình về đất nước thông qua việc kể lể như một cuộc trò chuyện tâm tình. Tuy bề ngoài trông bài thơ có vẻ viết theo ngẫu hứng tùy ý nhưng thực chất Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn một cách thống nhất và được tập trung trên nhiều bình diện.

cam nhan ve bai tho dat nuoc - Cảm nhận về bài thơ Đất nước

Cảm nhận về bài thơ Đất Nước

Đất nước trước tiên được gắn với chiều dài lịch sử, chiều dài ấy kéo dài từ quá khứ đến hiện tại rồi hướng về tương lai. Từ xa xưa đất nước đã được ghi dấu qua mấy nghìn năm lịch sử, trường tồn cùng nhân dân cùng thời gian: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Đúng vậy, không có thời gian cụ thể để xác định sự ra đời của đất nước, chỉ biết rằng có từ lâu lắm rồi. Đất nước tồn tại trong câu chuyện ngày xưa mẹ thường hay kể, rồi bắt đầu với miếng trầu bà hay nhai. Trong phong tục tập quán của dân tộc ta thì “Miếng trầu là đầu câu chuyện” chính vì thế việc nhắc đến hình ảnh miếng trầu là một điều dễ hiểu. Đất nước sinh ra, tồn tại và dĩ nhiên có giai đoạn phát triển và “lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tiếng Hát Con Tàu của Chế Lan Viên

Tác giả đã có những suy nghĩ về lịch sử đất nước, không điểm qua những triều đại chúng ta trải qua hay những tên tuổi nổi bật mà lựa chọn việc nhấn mạnh những con người vô danh có vai trò trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Qua đó khẳng định những nhân dân chính là người làm nên đất nước, đất nước là của nhân dân. Bên cạnh đó đất nước còn được nhìn nhận là một không gian cụ thể, là nơi sinh tồn của toàn dân tộc. Những nhận định đó được hình thành từ thưở sơ khai:

“Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Hình tượng đất nước trong những cảm nhận của tác giả còn thông qua việc gắn với những nhân vật, những hình ảnh rất đỗi gần gũi và bình dị với mỗi con người Việt Nam ta. Tình yêu đất nước tuy trừu tượng nhưng lại được gợi lên từ những gì nhỏ bé nhất, thân thương nhất:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước nơi ta hò hẹn”

Có thể thấy đất nước là nơi hò hẹn, là nhân chứng của tình yêu, nơi ta diễn ra những hoạt động sinh hoạt thường ngày như “đến trường”, “tắm”. Bên cạnh đó Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện về mối quan hệ giữa con người và đất nước qua đó tạo nên sự hài hòa giữa hai đối tượng trên: “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần đất nước”.

Xem thêm:  Ý nghĩa biểu tượng của con tàu, phân tích đoạn thơ nói về niềm hạnh phúc khi được trở về với nhân dân

Đoạn trích Đất Nước khiến người đọc như nhập sâu vào cảm xúc của nhà thơ. Từ tư tưởng “đất nước của nhân dân” đến những cái nhìn đa phương diện về đất nước từ lịch sử, địa lý và văn hóa khiến cho chúng ta mở rộng tầm mắt về sự đẹp đẽ của đất nước. Có những đoạn thơ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh từ Bắc vô Nam, từ núi cao đến biển sâu như trải dài vô tận. Từ những chất liệu dân gian như: sự tích hòn Vọng Phu, Trống Mái, hay đến truyền thuyết Thánh Gióng từ thời Hùng Vương dựng nước. Hay từ những sự tích về núi Bút, non Nghiên, những thắng cảnh của đất nước. Nổi trội trên nền chất liệu dân gian chính là tư tưởng “đất nước của nhân dân” mà nhà thơ muốn truyền đạt. Chính vì thế tác giả mỗi khi nói đến một sự tích, một thắng cảnh thì đều in dấu những con người của dân tộc. Bên cạnh đó Nguyễn Khoa Điềm cũng nhấn mạnh, ca ngợi nhân dân, những người làm nên đất nước:

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên Đất nước”

Đây là cái nhìn đúng đắn khi nhấn mạnh vai trò của nhân dân. Họ là những anh hùng vô danh với sự hy sinh thầm lặng mà lớn lao cho Tổ quốc, cho đất nước. Họ đã sống và chiến đấu kiên cường bất khuất để đất nước có được sự hòa bình và phát triển như ngày nay, để giữ gìn những truyền thống văn hóa của dân tộc. Cuối cùng Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh, làm nổi bật lên giá trị cốt lõi của tác phẩm thông qua câu thơ khẳng định:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tiếng Hát Con Tàu của Chế Lan Viên

“Đất nước này là Đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”

Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm với lời thơ giản dị, chân tình đã thể hiện những cảm nhận sâu sắc về tình yêu thiết tha quê hương đất nước, về sự trân trọng những giá trị vật chất, tinh thần những giá trị văn hóa của dân tộc. Đây chính là mọt trong những sáng tác thành công, mang lại tên tuổi cho tác giả.

Mai Du

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *