Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

0
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

Xưa kia ta từng cảm động vì tình yêu của Romeo dành cho Juliet, từng cảm phục trước tình cảm cao cả của Puskin dành cho người con gái mà ông yêu: “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Có một tình yêu cũng như thế, vừa mãnh liệt, tha thiết vừa cao thượng, đáng trọng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng gắn liền với người con gái đã trở thành hình tượng đặc sắc trong nền thơ ca hiện đại bấy giờ.

Có người từng nói trong rừng thơ cách mạng bấy giờ, “Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ lạ. Hình tượng sóng đã đưa người ta thoát ra khỏi nhịp điệu hùng dũng, những khúc hát kêu gọi lên đường, thay vào đó là cuốn người đọc vào những đợt sóng lòng của tình yêu đôi lứa, gắn liền với những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Có thể nói rằng, “Sóng” hơn hết thảy các bài thơ khác đã mang đến cho người đọc cảm xúc mới mẻ mà vẫn gần gũi, hình tượng đó đã đi sâu vào tâm hồn người đọc và để lại những đường hoa thơm.

Trước hết, “sóng” vốn dĩ là một hình ảnh thực:

  • “Dữ dội và dịu êm
  • Ồn ào và lặng lẽ”

 

Những con sóng biển với nhịp điệu thăng trầm, lúc cuộn lên dữ dội, ồn ào khi biển động, lúc lại êm đềm bình yên như vào một niềm thơ. Suối đổ ra sông, sông đổ ra biển, đó vốn dĩ là quy luật tự nhiên từ thuở hồng hoang của Trái đất. Cho nên sóng biển, cũng đi từ sông đổ ra biển, đến một vùng lớn lao hơn và xa vời hơn. Nhưng tác giả không đơn thuần chỉ tả sóng, mà mượn sóng để diễn tả nỗi lòng và tâm trạng của người con gái khi yêu. Hình ảnh sóng trong khổ thơ thứ nhất đã diễn tả những đối cực trong lòng của người con gái: tình yêu có lúc dữ dội, ồn ào nhưng cũng có lúc bình yên đến lạ. Tình cảm vốn là thứ khó nói, những đợt sóng lòng trào dâng trong lòng tác giả đồng điệu với nhịp sóng biển vốn dĩ chẳng bao giờ đứng yên. Mang trong mình khát vọng lớn, con sóng – hay chính là biểu tượng của người con gái đã phá vỡ mọi giới hạn để đi tìm tình yêu chân chính, vươn ra biển lớn, thoát khỏi không gian hạn hẹp để tìm kiếm lời giải đáp về tình yêu:

  • “Sông không hiểu nổi mình
  • Sóng tìm ra tận bể”
Xem thêm:  Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: “Không ai chôn… Long lanh trong đáy giếng”

 

Sóng là biểu tượng cho nỗi tình yêu và người con gái trong hành trình tìm kiếm và lí giải cội nguồn tình yêu:

  • “Sóng bắt đầu từ gió
  • Gió bắt đầu từ đâu
  • Em cũng không biết nữa
  • Khi nào ta yêu nhau”.

Đoạn thơ là sự băn khoăn, trăn trở của người con gái khi đi tìm kiếm lời giải đáp cho cội nguồn của tình yêu chân chính. Tình yêu và sóng có nét tương đồng vì ngày xưa và ngày sau vẫn luôn luôn như thế, vẫn thủy chung son sắt chỉ một mối tình. Nếu như sóng bồi hồi, vội vã chỉ để tìm được đến bến bờ thì tình yêu của em dành cho anh chỉ một, trái tim trong lồng ngực vẫn chỉ đập vì tình yêu duy nhất tới anh. Tới đây, hình tượng sóng xen ra đã hòa vào tình yêu bồi hồi trong tấm ngực người con gái. Có lẽ bởi vậy mà như một lẽ tự nhiên, cô gái ấy đứng trước sóng để suy ngẫm về cội nguồn của sóng, từ nơi nào mà sóng đến, hay cũng suy nghĩ từ nơi nào mà tình yêu đã đi lên. Sóng bắt đầu từ gió ai cũng có thể biết được, còn tình yêu thì bí ẩn tựa một giấc chiêm bao. “Em cũng không biết nữa” – câu thơ ẩn chứa điều gì như vừa ngơ ngẩn, vừa xao xuyến âm thầm. Sự đầu hàng của nhận thức, sự bất lực của logic thông thường trong lý chí cũng là lẽ dễ hiểu vì :

  • “Có ai cắt nghĩa được tình yêu
  • Có khó gì đâu một buổi chiều
  • Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
  • Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
  • (Xuân Diệu)

Có những nỗi nhớ lấn át lí trí:

  • “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
  • Xếp tàn y lại để dành hơi”

Có những nỗi tương tư biến thành mộng mị:

  • “Lá này là lá xoan đào
  • Tương tư gọi nó thế nào hả anh
  • Lá khoai anh ngỡ lá sen
  • Ánh trăng anh ngỡ ánh đèn em khêu”
Xem thêm:  Viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa – tinh thần của con người

Còn đến với “Sóng”, hình tượng sóng bỗng chốc biến thành nỗi nhớ:

  • “Con sóng dưới lòng sâu
  • Con sóng trên mặt nước
  • Ôi con sóng nhớ bờ
  • Ngày đêm không ngủ được
  • Lòng em nhớ đến anh
  • Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện một cách đầy xúc động. Nhớ đến nỗi không thể ngủ được, nhớ đến nỗi cả trong giấc mơ còn thao thức vì anh. Sóng ở đây không đơn thuần chỉ là sóng nữa mà đã trở thành sóng lòng, đã đồng nhất với tâm hồn người con gái đang yêu. Sóng cuộn trào mong tìm được bến bờ, nỗi nhớ quặn thắt ám ảnh trong cả giấc ngủ khiến em không thể nào nguôi thương nhớ được anh. Câu thơ vang lên vừa da diết lại vừa thổn thức như nỗi lòng người con gái. Nỗi nhớ len lỏi trong không gian và thời gian nhưng dường như vẫn chưa đủ, nó len lỏi cả vào những giấc ngủ, không chỉ xuất hiện trong ý thức mà còn ẩn hiện trong tiềm thức. Qua đây, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã gộp cả sóng và tình cảm của mình làm một, đắp bồi lên nhau để rồi thể hiện cái táo bạo trong cách thể hiện tình cảm – một tình cảm vừa chân thành, vừa da diết, lại vừa mãnh liệt, táo bạo, điều hiếm thấy trong thơ ca Việt Nam bấy giờ.

Xuân Quỳnh viết bài thơ “Sóng” khi đã đi qua một lần đổ vỡ. Cho nên ít nhiều bản thân người phụ nữ đã thêm một lần hoài nghi về tình yêu. Chị từng viết:

  • “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
  • Ai biết tình anh có đổi thay?”

Nhưng không vì thế mà Xuân quỳnh đánh mất niềm tin vào tình yêu. Chị vẫn ấp ủ ở đó hi vọng vào tình yêu chân chính, chị tin vào cái đích của tình yêu và tình cảm chân thành:

  • “Cuộc đời tuy dài thế
  • Năm tháng vẫn đi qua
  • Như biển kia dẫu rộng
  • Mây vẫn bay về xa.”

Đoạn thơ có hai cách hiểu: cuộc đời dẫu dài rộng như vậy mà năm tháng vẫn vô tình đi mất, biển có rộng là thế mà áng mây kia vẫn hờ hững bay đến phương xa. Hóa ra trên đời chẳng có điều gì là mãi mãi, tình cảm chỉ như một áng phù vân mong manh và dễ đổ vỡ, không có cách nào níu giữ lại được dẫu tình yêu có dài rộng mức nào. Nhưng cũng có thể hiểu rằng dài rộng như cuộc đời mà năm tháng vẫn có thể đi qua, biển dẫu có rộng và bao la tới mức nào thì mây vẫn có thể bay về đến đích. Phải chăng tình yêu muôn đời cần sự cố gắng và nỗ lực rồi cũng có thể bay đến cuối con đường? Đoạn thơ vừa chất chứa nỗi lo âu, vừa ẩn chứa niềm tin vào tình yêu chân chính. Có lẽ tình cảm là thứ khó có thể lí giải được và bao giờ cũng tồn tại hai suy nghĩ độc lập nhưng đồng hành cùng nhau. Dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là những triết lí rất mực sâu sắc của nữ sĩ về cuộc đời, về tình yêu, cho ta những góc nhìn mới mẻ. Sóng không những mãnh liệt mà còn dịu dàng, như tình yêu của đôi lứa không chỉ có lúc mạnh mẽ mà rất cần những khoảng không để suy ngẫm sâu xa.

Xem thêm:  Phác họa hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc

Hình tượng sóng là một hình tượng thơ đặc sắc, là nơi gửi hồn của cảm xúc thơ cũng như là nơi gửi gắm những triết lí sâu sắc. Nhập cùng với điệu hát tâm hồn nữ sĩ, sóng vừa có nét duyên dáng và ý nhị của người con gái, vừa mạnh mẽ và táo bạo như tình yêu của đôi lứa yêu nhau. Bằng giọng thơ hồn hậu, tự nhiên mà rất mực tinh tế, Xuân Quỳnh thực sự đã góp vào rừng thơ một bông hoa lạ, tỏa sắc hương riêng giữa những loài hoa đỏ của cách mạng bấy giờ.

Tình yêu vốn rất cần sự bao dung cao cả. Đọc bài thơ “Sóng” ta càng củng cố hơn điều ấy. Và có lẽ bởi vậy mà qua chiều dài rộng của thời gian, “Sóng” vẫn giữ cho mình một vị trí vững chắc trên thi đàn và trở thành một trong những bài thơ tình hay nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *