Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc

0

Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc.

Bài làm

Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc – Khi tìm hiểu về thơ ca hiện đại của nước nhà chúng ta không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu. Ông là một người rất hăng hái tham gia các hoạt động yêu nước, tin tưởng và đi theo ngọn cờ của Cách mạng. Thơ Tố Hữu luôn tạo cho người đọc những rung cảm sâu sắc và mang một dấu ấn nghệ thuật rất riêng trên văn đàn. Một trong những sáng tác góp phần làm nên tên tuổi của ông đó là bài thơ Việt Bắc.

Việt Bắc là một trường ca tuyệt đẹp của Tố Hữu nói về cuộc kháng chiến của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Dấu mốc quan trọng mang đến nguồn cảm hứng cho việc sáng tác bài thơ này đó chính là chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Nhờ chiến thắng ấy mà hiệp định giữa ta và Pháp được ký kết, lập lại hòa bình cho miền Bắc. Trong bối cảnh đó thì bộ máy lãnh đạo, cơ quan Trung ương Đảng và chính phủ đã rời căn cứ Việt Bắc để trở lại hoạt động ở thủ dô Hà Nội. Cũng từ sự kiện đó mà Tố Hữu viết bài thơ này vừa ghi lại những kỷ niệm về thiên nhiên, con người Việt Bắc, vừa bộc lộ tình cảm của mình với thiên nhiên, đáp trả những tình cảm của con người nơi đây.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tiếng Hát Con Tàu của Chế Lan Viên

cam nhan ve doan tho viet bac - Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc

Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc

Trước tiên Tố Hữu đã thông qua bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ. Người ta nói “Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Với Tố Hữu cũng vậy, trải qua bao năm tháng gắn bó để sống và chiến đấu có thể nói Việt Bắc như một quê hương thứ hai không chỉ đối với nhà thơ mà còn đối với tất cả những chiến sĩ khác. Chính vì thế khi rời đi trong lòng mỗi người mang bao nhiêu tâm sự. Tác giả gắn “ta” với “mình” để bày tỏ những cung bậc cảm xúc:

“Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Có thể nói nỗi nhớ là tình cảm trải dài lan tỏa khắp bài thơ, đó là tình cảm thiết tha của người ra đi với những người ở lại, là tất cả những ký ức mà người ra đi lưu lại trong tim mình. Kết hợp với thể thơ lục bát và cách sử dụng đại từ xưng hô quen thuộc, có thể nói đây là cách bày tỏ nỗi nhớ mang theo màu sắc của ca dao. Mà nỗi nhớ ở đây không hướng về một đối tượng cụ thể mà là đói tượng chỉ chung “hoa cùng người”. Hoa không phải một bông hay một loài mà là tất cả, là toàn bộ thiệt nhiên núi rừng Việt Bắc. “Người” cũng không phải một người mà tất cả những co người chất phác, thủy chung, ân tình.

Xem thêm:  Phân tích tám câu thơ đầu bài Việt Bắc

Bên cạnh nỗi nhớ thì đây còn là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Mà tiêu biểu nhất chính là bức tranh tứ bình Xuân-Hạ-Thu-Đông mà nhà thơ đã khắc họa:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Có thể nói đoạn thơ trên là đoạn thơ đặc sắc nhất bài thơ và cũng là đoạn đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc nhất. Trong không gian xanh bạt ngàn của núi rừng thì điểm nhấn chính là màu đỏ tươi của hoa chuối. Viết về mùa đông nhưng thơ Tố Hữu không hề đem lại cái lạnh giá mà còn tỏa ra hơi ấm của mùa hè. Màu đỏ chúng ta bắt gặp rất nhiều đó là hoa phương, hay trong thơ Nguyễn Trãi cũng mang đến cảm xúc tương tự:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp trương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”

Có thể dễ dàng thấy được kết cấu chung của đoạn thơ này chính là song hành giữa thiên nhiên và con người. Trong trời đông ấy nổi lên hình ảnh người dân lao động cần mẫn “dao gài thắt lưng” để diễn tả công việc đi rừng. Tiếp theo của mùa đông chính là cảnh thiên nhiên mùa xuân. Khung cảnh thiên nhiên không còn tràn ngập sắc xanh nữa mà bừng sáng trong sắc trắng của mơ rừng, trong cảnh vật đó như được lan tỏa mùi hương của hoa mơ bay khắp cánh rừng. Và giống như câu thơ trên trong nền xuân ấy nổi bật hình ảnh người đan nón đang tỉ mỉ chuốt từng sợi giang, hay trong tiếng ve kêu của mùa hè là hình ảnh em gái  “em gái hái măng” để chuẩn bị cho bữa cơm cho gia đình. Không chỉ vậy, những người chiến sĩ cũng không ít lần được những cô gái bản làng tặng những bó măng rừng. Rồi mùa thu tới, mùa của những đêm trăng sáng vằng vặng, mùa khi đã lập lại được hòa bình, mùa của nỗi nhớ. Nhớ về thiên nhiên, về con người trong đó có tiếng hát ân tình trong đêm trăng thanh vang vọng trong rừng núi.

Xem thêm:  “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo…phong cách của mình” làm rõ quan điểm trên

Tóm lại, bài thơ Việt Bắc được nhà thơ trau chuốt từng câu, từng chữ để bày tỏ tình yêu, sự rung động chân thành của tâm hồn trước cảnh vật, con người nơi núi rừng Việt Bắc. Đồng thời cũng là tấm lòng của tất cả những chiến sĩ, những con người tham gia kháng chiến đã từng gắn bó với chiến khu Việt Bắc.

Mai Du

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *