Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

0

Đề bài: Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến.

Bài làm

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến – Như chúng ta đã biết Quang Dũng là một nhà thơ quân đội có tài hoa về nhiều lĩnh vực khác nhau. Thơ của ông luôn thể hiện một cái tôi phóng khoáng, hào hoa, thanh lịch. Bên cạnh đó trong thơ Quang Dũng giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả, cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên, về tình người mà lại mang những nét hồn nhiên, chân thật. Tây Tiến chính là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.

cam nhan ve hinh tuong nguoi linh tay tien - Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng viết vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh (Hà Đông) sau khi đã chuyển đơn vị công tác, không còn trong đoàn quân Tây Tiến nữa. Đơn vị Tây Tiến được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở miền Tây của Tổ quốc và nước bạn vùng thượng Lào. Quang Dũng đã tham gia đội quân này và từng làm đại đội trưởng. Một năm sau, ông rời đơn vị và nhớ về những kỷ niệm gắn bó với những người đồng đội cũ, với những miền đất đã đi qua nên viết bài thơ này. Trong bài thơ, Quang Dũng đã khắc họa thành công vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến.

Xem thêm:  Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003

Trước hết về xuất thân thì các chiến sĩ Tây Tiến hầu hết là những thanh niên Hà Nội và phần đông đều là những học sinh, sinh viên ra. Sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Hình tượng người lính được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn qua việc tô đậm những nét phi thường, qua cách cảm nhận đối với con người. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng hình ảnh người lính không tiều tụy mà vẫn hiên ngang, hùng dũng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Qua bút pháp của nhà thơ ta thấy được sự độc đáo trong việc miêu tả người lính. “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” là một cách nói gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Quang Dũng đã không hề che giấu những gian khổ, những khó khăn ghê gớm mà đoàn quân phải chịu. Trái lại nhà thơ còn miêu tả một cách hóm hỉnh, vui tươi. Không mọc tóc là do hoàn cảnh sống nơi rừng thiêng nước độc, quân xanh không phải trang phục mà là làn da xanh xao vì đói vì nạn sốt rét hoành hành. Từ cái nhìn lãng mạn ấy khiến đoàn quân tuy ốm mà không yếu, trong cái tiều tụy lại chứa đựng một sức mạnh phi thường, “dữ oai hùm”.

Hình tượng người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp của chất hào hoa, phong nhã. Đó là sự mộng mơ của những chàng thanh niên, của tâm hồn tươi trẻ khi bị cuốn hút bởi cái đẹp của cảnh vật và con người. Đó là những đêm liên hoa đốt lửa trại: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” và những ấn tượng về con người nơi xứ lạ. Những đêm hội liên hoan văn nghệ đã thành truyền thống trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những nét tiêu biểu: đuốc, hoa, khèn, điệu múa.

Xem thêm:  Em hãy nêu vẻ đẹp của dòng sông Đà trong tùy bút người lái đò sông Đà

Vẻ đẹp lãng mạn còn được thể hiện thông qua tâm hồn thơ mộng bên trong cái vẻ bề ngoài dữ dội:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Những cặp mắt “trừng” không kể ngày đêm đã và đang quan sát kẻ thù. Nhưng mỗi khi đêm về thì những khát khao lại giống như bùng cháy về người thương chốn quê nhà. Ở nơi biên giới xa xôi nhưng họ vẫn luôn mơ về “dáng kiều thơm” ở nơi đô thành. Những ước mơ của người lính Tây Tiến hông phải là “mộng rớt” như từng phê phán mà nó là một nét tả thực trong tâm lý, tình cảm của một lớp người chiến sĩ một đi không trở lại.

Khi viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ dùng bút pháp lãng mạn mà còn phơi bày những sự thật nghiệt ngã đó chính là chất bi tráng trong hình tượng người lính. Nhà thơ đã nói đến cái chế, sự hy sinh của người lính nhưng lại không gây cảm giác bi lụy, đau thương. Ra đi với tinh thần quyết chiến dù phải hy sinh tính mạng của mình, bỏ những giấc mơ ở quê nhà khi còn dang dở. Chiến trường là nơi ý chí quyết tâm sục sôi nhưng cũng là nơi họ đổ xương máu:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ: “Tiếng ghi ta nâu… long lanh trong đáy giếng”

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Những người lính xung phong ra chiến trường gạt bỏ những mưu cầu hạnh phúc, những mơ ước mặc cho biết trước một đi sẽ khó lòng trở về. Sự hy sinh của các anh thậm chí còn không được chôn cất tử tế được. Sự thật bi thảm khi người lính ngã xuống thậm chí không có cả manh chiếu che thân cẩn thận nhưng lại được trang trọng hóa dưới cái nhìn của tác giả khi sử dụng từ “áo bào”. Khi miêu tả sự hy sinh ấy nhà thơ đã không miêu tả giọt nước mắt, sự xót thương mà có sự chứng giám, tiếc thương của thiên nhiên, trời đất: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Có thể nói bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng như một sự tiên phong cho khuynh hướng viết về chiến tranh mà không né tránh những hy sinh, mất mát. Người lính Tây Tiến mang những nét lãng mạn và tính chất bi tráng, tạo nên cái nhìn đa chiều về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Mai Du

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *