Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc.
Bài làm
Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc – Đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám luôn là đề tài nóng bỏng hấp dẫn các nhà văn. Sự đói khổ và cuộc sống tăm tối của người nông dân đã tạo cảm hứng cho nhà văn Nam Cao viết truyện ngắn Lão Hạc. Nhân vật được nhắc đến trong truyện là một ông lão nông dân nghèo khổ và bất hạnh. Nhưng tuy nghèo đói nhưng Lão Hạc vẫn là một con người chất phác đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng. Truyện ngắn là một trong những tác phẩm đã tái hiện thành công số phận của người nông dân Việt Nam trước năm 1945.
Lão Hạc là một người cha rất mẫu mực hết lòng thương yêu người con trai duy nhất của mình. Vợ ông mất sớm nên có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất của ông là được nhìn con trai mình hạnh phúc. Nhưng cuộc đời đâu có dễ dàng như vậy con trai ông đã hơn 20 mà vẫn chưa lấy được vợ chỉ vì gia đình quá nghèo không thể trả được việc cưới xin. Lão khổ tâm vì không có tiền cưới vợ cho con lão cũng thấu hiểu được nỗi đau của con khi biết nghe lời cha không bán mảng vườn để lấy tiền cưới vợ. Nhưng chính vì thế mà ông còn thương con càng xót xa đau đớn vì không giúp được con trai mình khiến nó phải bỏ làng để tin đồn điền đất đỏ ở tận Nam Kỳ.
Thương con nhưng Lão cũng bế tắc vì chẳng thể giúp được. Bên cạnh Lão Hạc chỉ còn lại một kỷ vật duy nhất của đứa con trai là con chó mà ông yêu quý thường gọi là cậu Vàng. Với ông cậu Vàng chẳng khác gì người bạn tri kỷ mỗi ngày chỉ biết quanh quẩn với con chó. Ông thương yêu chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn và trò chuyện với nó như người bạn. Lão Hạc yêu thương cậu Vàng không phải vì nó là một con chó đẹp khôn mà vì nó là mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão với con trai. Vì sao Lão Hạc thờ chịu đói chứ không muốn bán đi mảnh vườn để con trai lão phải đi làm xa? Vì lão sợ con trai mình sẽ không có nơi để trở về nơi để lập nghiệp nơi để dựa vào khi về già. Chính cuộc đời đau khổ đang dồn ép ông đến bờ vực thẳm. Lão Hạc phải bán đi cậu Vàng lão bán không phải vì tiền mà vì cậu vào phía trở thành gánh nặng cho lão và con trai lão. Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Khoảnh khắc "Lão cố làm ra vui vẻ" cũng không thể nào giấu được ôm mặt" cười như mếu" của lão. nỗi đau đớn cố kìm nén của ông như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình khiến" lão hu hu khóc". lão kể cho ông giáo – người hàng xóm của mình nghe cảnh bán Cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão Hạc cảm thấy đau khổ dằn vặt vì mình" đã đánh lừa một con chó" nếu trước đây nó dằn vặt về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con thì bây giờ cũng chính vì nghèo mà lão day dứt vì đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Nhưng suy cho cùng việc bán chó đốm xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc tương lai của con trai. Những nỗi đau ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con trai lão.
Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con của lão chính là cái chết của ông. Lão Hạc và tính toán mọi đường ông gửi gắm những lời và món tiền gửi cho con nhờ ông giáo giữ hộ, sau lúc bán Cậu Vàng. Kết cục số phận của Lão Hạc là một cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ thương cảm. Đoạn văn đã khiến cho người đọc không thể kìm được nỗi lòng xót thương thông cảm không phục trước Một Người Cha Bất Hạnh một người cha thương con. không chỉ bệnh cái chết của Lão Hạc tôi đau đớn vì ăn bả chó nhưng cái chết đó lại là sự giải thoát cho lão. Lão Hạc suốt đời xung quanh quẩn trong lũy tre làng chỉ có ông giáo làng người để chia sẻ giãi bày những tâm sự. Đến cảnh ngộ túng quẫn láo lại tự mình xoay sở vì cố giữ nếp sống trong sạch tránh xa lối "đói ăn vụng túng làm liều" thậm chí ông còn từ chối sự giúp đỡ chỉ vì thương hại của ông giáo. Điều này chứng tỏ Lão Hạc không chỉ là một người nông dân đôn hậu chất phác mà còn biết cách để giữ gìn phẩm giá.
Dưới ngòi bút của Nam Cao là người nông dân hiện lên với tất cả sự khổ nhục nhưng cũng thật đẹp trong nhân phẩm và ý thức làm người Lão Hạc xứng đáng là một truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng tám 1945 là tác phẩm của mọi thời đại là bi kịch đời thường để trở thành bi kịch vĩnh cửu. Qua tác phẩm ta thấy được tinh thần nhân đạo sâu của Nam cao khi miêu tả tâm lí nhân vật Lão Hạc và ông giáo: gần gũi, chia sẻ, thương cảm và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. Hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc nhở chúng ta nhớ đến những con người nghèo khổ mà trong sạch với tình cảm trân trọng quý mến đồng thời ta cũng thấy Lão Hạc là một người cha mẫu mực yêu thương con.
Mai Du