Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim

0

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Bài làm

Kho tàng tục ngữ của dân tộc ta có rất nhiều câu nói về sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một trong số đó.

Trong thực tế để mài một thành sắt thành một cây kim là một điều rất khó khăn, cần rất nhiều thời gian để thực hiện một hành động lặp đi lặp lại đó là mài kim. Như chúng ta đã biết từ một việc khó khăn và chỉ có hành động duy nhất là mài mà còn đòi hỏi sự khéo léo nữa sẽ rất dễ khiến cho người khác cảm thấy nhàm chán, thoái lòng nản chí. Là một điều mà ta khó thể tin được nó là sự thật. Ấy vậy mà xưa kia khi kỹ thuật công nghệ chưa phát triển thì đây lại hoàn toàn là sự thật. Qua hình ảnh mà câu tục ngữ nói đền nhằm răn dạy chúng ta khi làm bất cứ việc gì khi gặp khó khăn cần phải kiên trì, nhẫn nại. Chính điều đó sẽ giúp ta vượt qua thử thách và dạt được kết quả tốt.

giai thich cau tuc ngu co cong mai sat co ngay nen kim - Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Đây là một bài học hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi người. Trong thực tế chúng ta bắt gặp rất nhiều những tấm gương sáng về lòng kiên trì, nhẫn nại. Chắc hẳn trong chúng ta không ai còn xa lạ với hình ảnh cậu học trò loay hoay tập viết bằng bàn chân của mình. Viết bằng chân là một điều khó có thể tin được nhưng nó lại trở thành sự thật, thậm chí người học trò ấy sau đó không những viết rất đẹp mà còn trở thành người thầy đáng kính cho bao lớp học trò, đó là người thầy Nguyễn Ngọc Ký. Hay ngay từ những năm học mẫu giáo, cấp một chúng ta đã được học về tính kiên trì nhẫn nại trong cuộc đua Rùa và thỏ. Qua cuộc đua với chiến thắng của rùa, một chiến thắng mà không ai ngờ tới đã đem lại cho chúng ta biết bao bài học. Trong cuộc sống những người có lợi thế về một mặt nào đó giống như rùa là loài động vật nhanh nhẹn thì chưa chắc đã là kẻ chiến thắng. Có lợi thế nhưng khinh địch thì rất dễ nếm trải thất bại trước những người mặc dù kém hơn mình nhưng lại có sự kiên trì lớn.

Xem thêm:  Kể lại lần gặp gỡ bạn thân

Thực tế lịch sử cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của kiên trì, nhẫn nại trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ cùng những vị lãnh đạo của Đẳng đã phát động trường kỳ kháng chiến. Ai cũng muốn kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi để hạn chế mức thấp nhất những tàn phá của chiến tranh. Tuy nhiên đứng trước kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả về kinh tế, vị thế và quân sự  thì cách duy nhất chỉ là sự nhẫn nại chịu đựng những gian khổ hiểm nguy để có sự chuẩn bị tốt nhất, chờ thời cơ thích hợp nhất, kháng chiến phải trường kỳ, bền bỉ. Những chiến thắng vang danh trong lịch sử chính là minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối trên của Đảng và nhà nước. Chân lí về sự kiên trì còn đực Bác khẳng định thành một bài học cho thế hệ thanh niên sau này:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Bên cạnh những người kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ thì cũng có không ít những người không có ý chí tiến thủ, thường dễ nản lòng và bỏ cuộc giữa chừng. Những người như vậy thường ngại khó, ngại vất vả và chắc chắn sẽ chẳng làm nên sự nghiệp lớn. Đơn cử như khi chúng ta còn là học sinh, khi chúng ta bắt gặp một bài toán khó nhưng chúng ta lười vận động suy nghĩ, quy chụp luôn cho nó là quá sức đối với năng lực của mình thì bản thân người đó sẽ chẳng bao giờ tốt lên được.

Xem thêm:  Thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm và tự kể chuyện mình

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có ý nghĩa rất quan trọng, nó là bài học sâu sắc không chỉ với thế hệ ngày nay mà còn cả mai sau. Qua đó khuyên mọi người dù làm bất cứ việc gì, dù lớn, dù nhỏ luôn cần sự nghiêm túc, kiên trì đến cùng có như vậy chúng ta mới rèn luyện được thói quen làm việc và đạt được kết quả tốt.

Mai Du

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *