Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành

0

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”

Bài làm

Giải thích câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” – Bản thân mỗi người, ai cũng hiểu rằng học là một việc quan trọng và đem lại những giá trị lớn lao trên con đường đi đến thành công, Ai cũng muốn mình học giỏi, ai cũng muốn mình hiểu biết nhiều nhưng không phải ai cũng có phương pháp học tập đúng đắn. Và tục ngữ Việt Nam có câu “Học đi đôi với hành” nhằm chỉ ra và khuyên bảo chúng ta cách học tập đem lại hiệu quả cao.

Như Lenin đã từng nói ‘Học, học nữa, học mãi”, học là việc làm từ ngày này sang ngày khác, học suốt đời không ngừng nghỉ. Học là quá trình ta lĩnh hội kiến thức của nhân loại. Ta học từ lời giảng dạy của thầy cô, học trong sách vở. Nhờ chăm chú nghe giảng, chăm chỉ tìm tòi tài liệu mà mỗi ngày ta túy lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nhưng đáng tiếc rằng, có rất nhiều trường hợp, học trên lớp rất giỏi, kiến thức nắm được nhiều nhưng khi bước chân vào cuộc sống họ lại không gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Tại sao vậy? Đơn giản là cái người ta học được chỉ là lí thuyết, còn khi bước chân vào đời ta phải biết vận dụng kiến thức ấy vào thực tế. Việc học với việc biết áp dụng là hai phạm trù không bao giờ đồng nhất hay tỉ lệ thuận. Đây là điều mà không phải ai học giỏi cũng đều làm được bởi vì họ không có một phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả.

Xem thêm:  Công chúa Quỳnh Hoa kể chuyện về cuộc đời của Thạch Sanh

giai thich cau tuc ngu hoc di doi voi hanh - Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hànhGiải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành

“Học đi đôi với hành” nhằm để chỉ việc học luôn luôn phải được thực hành kịp thời, đúng lúc và thường xuyên. “Hành” ở đây không phải là hành hạ mà người ta vẫn hay tếu nhau. Hành là thực hành, là vận dụng lí thuyết trên sách vở vào cuộc sống thực tại. Nếu chúng ta chỉ giỏi lí thuyết thì đó chẳng qua cũng chỉ là kiến thức chết, nó cứ đứng im trong trí nhớ và rồi sẽ có ngày mất đi, không còn nguyên vẹn. Khi ta biết vận dụng vào thực tế, vào lao động thì nó đã được truyền tải từu đầu óc, sang tay chân, sang vật dụng, nhờ đó mà kiến thức lí thuyết sẽ phát huy được hết giá trị của mình.

Thực tế cho thấy rằng, nhiều người học giỏi, lí thuyết giỏi nhưng khi thực hành lại như môt đứa trẻ khoogn biết gì. Đất nước ta được đánh giá rất cao trong các kì thi Olympic với những giải thưởng cao nhất. Không ai phủ nhận điều đó, thế nhưng trong khi các nước bạn thực hành một cách khéo léo, nhanh nhẹn thì các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam lại vô cùng luống cuống, chập chờn. Bởi thế mà khi vào cuộc sống thực tế, sự thành công của họ thường không cao, cho nên đất nước dù có rất nhiều người giỏi nhưng vẫn còn chưa phát triển rực rỡ như những gì đáng nhẽ ra những người tài giỏi như họ phải làm được. Chúng ta đào tạo ra rất nhiều sinh viên ở các ngành nghề khác nhau, từ tự nhiên đến xã hội nhưng khi nhìn lại, sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều trong khi lao động có tay nghề, có chuyên môn lại đang thiếu trầm trọng. Nhiều người cho rằng chỉ cần học giỏi thì ắt sẽ thành công, thực tế thì không phải ai cũng làm được điều đó. Có những người tốt nghiệp xuất sắc, giỏi nhưng đến cả một cái đơn xin việc cũng không viết nên hồn. Thử hỏi rằng, thời gian đâu có đợi chờ hay đâu có ai có thể có đủ kiên nhẫn dể nhận bạn vào một công ty rồi mới bắt đầu dạy bạn từ những cái nhỏ nhất. Chúng ta, ngay trong quá trình học tập trên lớp đã phải tự mình mày mò, khám phá và sáng tạo ra cách áp dụng kiến thức mình học được vào thực tế. Có như vậy, khi bước chân ra ngoài xã hội ta mới đủ tự tin để có thể làm được tất cả mọi việc mà họ giao phó theo đúng chuyên ngành mình học.

Xem thêm:  Kể tâm sự một con chó bị lạc chủ

Cũng hiểu được giá trị của việc học đi đôi với hành nên những môn học thường được sắp xếp xen kẽ các giờ học lí thuyết với những tiết thực hành. Ví dụ đơn giản như môn Tin học, chúng ta không chỉ học trên sách vở mở máy, tắt máy như thế nào mà phải được thực hành chúng trên một chiếc máy tính. Hay như môn Vật lí, Sinh học, nếu được thực hành ta sẽ nắm chắc kiến thức hơn, khó quên hơn.

Như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta nên nhìn lại cách học của bản thân và có sự thay đổi sao cho nó đem lại kết quả cao nhất. Và “Học đi đôi với hành” luôn luôn là phương pháp học tập hiệu quả và thiết thực nhất.

Seen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *