Đề bài: Nghị luận xã hội về an toàn giao thông
Bài làm
Nghị luận xã hội về an toàn giao thông – Ngày nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn hằng ngày đưa ra những clip, nhưng con số về tai nạn giao thông. Nó trwor thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội và là mối đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người. Vậy nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của vấn đề an toàn giao thông là do đâu, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngắn gọn thông qua bài viết này.
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, mọi phương tiện hay nhu cầu của con người đều phát triển ở một tầng cao mới. Lượng phương tiện giao thông không ngừng tăng lên theo chiều tăng của chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng kéo theo không ít những hậu quả nghiêm trọng từ chính sự phát triển không ngừng đó. Mà nguyên nhân xuất phát từ chính ý thức của con người.
Nghị luận xã hội an toàn giao thông
Hằng ngày có biết bao vụ tai nạn, bao nhiêu người chết và bị thương. Con số ấy không ngừng tăng lên theo thời gian. Ông Khuất Việt Huy, Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cho biết “Trong tám tháng đầu năm 2017, cả nước có 12775 vụ tai nạn làm chết 5422 người và bị thương 10543 người”. Một con số không hề nhỏ khiến cho ai cũng phải xót xa, lo sợ. Tai nạn giao thông đang là mối lo vô cùng nguy hại đối với con người. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
Trước tiên, phải khẳng định rằng, nguyên nhân gây ai naj nằm ở chính ý thức của người tham gia giao thông. Xã hội phát triển, xe cộ nhiều, nhất là những giờ cao điểm, tình trạng tắc đường diễn ra ở hầu hết các tuyến đường ở những thành phố lớn. Mọi người ai cũng muốn đi nhanh, muốn kịp giờ đến chỗ làm nên họ ra sức chen lấn, xô đẩy nhau. Dưới lòng đường chưa đủ, họ thi nhau đi trên vỉa hè. Xe cô quá nhiều cộng thêm tình trạng chen lấn, tắc đường không những không được giải quyết mà lại tăng thêm khi các làn đường chia ra nhưng vô tác dụng. Xe máy, ô tô hòa lẫn vào nhau, gây nên ắc tắc trầm trọng. Rồi ở những ngã tư, khi có đèn đỏ, ai cũng muốn phóng lên, chiều ngang chiều dọc ra sức mà vượt qua. Họ gây ảnh hưởng đến việc lưu thông, gây tai nạn cho người khác, và rồi nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Dọc các đường phố, vẫn có hàng đoàn các thanh niên lạng lác đánh võng, vừa đi vừa rú còi inh ỏi. Chúng đi với tốc độ của những “thiên thần”, rồi khi gặp chướng ngại vật không kịp trở tay và gây ra tai nạn. Chúng lạng lách đánh võng còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh, có người vì muốn tránh mà tự ngã hoặc bị chúng va chạm vào. Thật sự, hành động này thể hiện một ý thức rất kém và cần phải răn đe. Mặc dù pháp luật đã quy định đã uống rượu bia là không được lái xe mà nhiên người vân cố tình không nghe. Mỗi lần có chút hơi men trong người, họ lại hào hứng và liều lĩnh hơn. Họ không làm chủ được tay lái, không làm chủ được tốc độ rồi gây ra tai nạn cho chính bản thân và gây nguy hiểm đến những người khác.
Nguyên nhân thứ hai phải kể đến chính là do thái độ và hành vi thiếu ý thức của nhưng người có thẩm quyền. Họ là những cảnh sát giao thông đáng nhẽ ra phải bảo vệ bình yên cho người tham gia nhưng chính họ lại không làm đúng trách nhiệm của mình. Biết bao nhiêu trường hợp vi phạm phải giữ xe, phải lập biên bản nhưng họ vẫn để người vi phạm đi với một chút tiền “hối lộ”. Chính hành vi này đã tiếp ta cho giặc và làm cho ý thức của họ càng ngày càng vô pháp luật. Chỉ cần một số tiền nhỏ họ có thể mua chuộc được tội lỗi của mình nên họ cứ thế mà hoành hành chẳng phải lo ngại gì. Chúng ta không nên đổ lỗi tất cả lên những người cảnh sát giao thông, nhưng với một vài người, đạo đức của họ quá tồi, điều đó không những không răn đe được người dân mà còn tạo điều kiện cho họ vi phạm thêm nhiều lần khác nữa.
Để khắc phục những hậu quả nặng nề của tai nạn giao thông, chúng ta cần có những biện pháp thiết thực và hiệu quả. Trước tiên đó là ở bản thân mỗi người tham gia giao thông. Chúng ta cần ý thức được rằng tai nạn nguy hiển biết nhường nào. Phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ để vừa đảm bảo tính mạng của mình vừa không gây hại cho người khác. Các đồng chí có thẩm quyền, chức trác phải làm việc với tinh thần nghiêm túc và minh bạch nhất. Không được lợi dụng quyền hành để tư lợi, để kiếm chác cho riêng mình. Phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên đầu. Nhà nước cũng tăng cường tuyên truyền luật an toàn giao thông lên các cổng thông tin truyền thông đại chúng. Có những biện pháp xử lí thích đáng đối với những cá nhân cố tình vi phạm luật lệ.
Tại nạn giao thông gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản lẫn tinh thần, thậm chí nó cướp đi biết bao tính mạng con người. Rồi con mất cha, vợ mất chồng..những mảnh đời bất hạnh nghe thôi cũng đủ để xót xa, nghẹn ngào.
Mọi người hãy cùng nhau chung tay tạo nên một xã hội văn minh hơn bằng việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông nhằm hạn chế số vụ tai nạn và góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hiện đại với sự an toàn tuyệt đối cho con người.
Seen