Đề bài: Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Bài làm
Có thể nói, chiến tranh và người lính là đề tài đã đi vào trong rất nhiều sáng tác của những nhà thơ, nhà văn. Trong kháng chiến chống Pháp, người lính đã phải trái qua biết bao khó khăn, nguy hiểm nhưng ở họ vẫn luôn toát lên sức trẻ, sự kiên cường và lạc quan. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng là khúc hát về những tri thức trẻ Hà thành đã dấn thân vào mưa bom bão đạn nơi chiến trường.
Tây Tiến là đội quân được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc đồng thời phối hợp với đội quân Lào để đánh đuổi Pháp. Quang Dũng cũng là một người lính trong đoàn quân ấy nhưng đến năm 1948, ông được điều sang đội quân khác hoạt động. Bài thơ là nỗi nhớ của chính tác giả đối với những người đồng đội cũ cùng sự ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu kiên cường của đoàn binh Tây Tiến.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã bày tỏ một cách rõ ràng nỗi nhớ thương đang trào dâng trong lòng mình.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ về những người đồng đội cũ và những địa danh mà nhà thơ đã cùng họ bước qua. Nỗi nhớ ấy thiết tha đến nỗi khiến nhà thơ phải thốt lên. Nhà thơ gọi dòng sông Mã như gọi những người thân thiết. Sông Mã là nơi anh ta đã cùng đồng đội gắn bó suốt thời kì chiến đấu. Quang Dũng nhớ núi rừng Tây Bắc, nhớ nơi mà đoàn quân đã từng đóng chốt. Ở nơi đó, họ đã cùng nhau trải qua biết bao gian nan, nguy hiểm của chiến tranh, cùng nhau sẻ chia những thiếu thốn của cuộc sống. Tất cả như trào về, chân thực như vừa mới hôm qua vậy.
Nhà thơ nhớ về thiên nhiên, nhớ về núi rừng với muôn vàn trắc trở.
Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng vẽ ra trước mắt người đọc biết bao khó khăn, hiểm trở. Người lính đã phải trải qua muôn vàn con dốc bằng đôi bàn chân cứng cáp. Dốc dựng đứng như vách nhà, sâu thẳm đầy hiểm nguy. Chặng đường ấy họ bước đi với biết bao giọt mồ hôi mặn đắng. Núi phải cao lắm, hiu hút lắm thì súng mới ngửi được trời. Một hình ảnh nhân hóa rất độc đáo thể hiện sự hiểm trở của núi rừng. Đoàn quân Tây Tiến không chỉ đối mặt với súng ống, với bom đạn mà ngay cả đường đi cũng là một thử thách. Họ đã phải nỗ lực biết bao, kiên trì biết bao để cùng nhau vượt qua sự trùng điệp, trắc trở của núi rừng thiên nhiên.
Trên chặng đường gian nan ấy, đã có bao người phải gục xuống.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Những đôi chân mệt mỏi không thể nào tiếp tục. Họ phải dừng lại, phải nghỉ ngơi thì mới có thể bước tiếp. Họ thiếp đi trong giấc ngủ bên khẩu súng vẫn luôn theo sát bên người. Cũng có thể đó là sự hy sinh trong bom đạn. Trên con đường đi, đã có biết bao con người phải ngã xuống, máu của họ hòa cùng đất trời. Những người chiến sĩ ấy đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Một sự xót xa đến nghẹn ngào. Nhưng dù là nghỉ ngơi hay hy sinh thì cũng đều là những gian nan mà bất kì người lính Tây Tiến nào cũng phải trải qua.
Thế nhưng, trong bom đạn, người lính vẫn tràn ngập sự lạc quan, yêu đời.
Doanh trại bừng lên ngọn đuốc hoa
…
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Sau những bước đi mệt mỏi của ngày dài, người lính hòa mình vào một đêm hội đầy sắc màu âm thanh. Họ quên hết mệt nhọc, khó khăn nơi chiến trường để hòa mình vào điệu nhạc rộn ràng. Người lính Tây Tiến đều là những cậu thanh niên trẻ tuổi đang ngập tràn sư lạc quan và yêu đời. Dù có khó khăn và gian nan đến đâu, trong lòng họ vẫn luôn chất chứa những niềm vui. Nó không chỉ đơn giản là tiếng cười mà còn là niềm tin, là sức mạnh giúp họ vững bước hơn trên chặng đường đầy hiểm nguy. Bên cạnh đó, khổ thơ còn ca ngợi tình dân quân và tình bằng hữu thiết tah, mặn nồng. Đó là nét đẹp. là tinh thần cần phải có trong bất kì cuộc kháng chiến nào.
Sau tiếng nhạc vang dội của những đêm hội, Quang Dũng lại vẽ nên chân dung của người lính Tây Tiến.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Cây xanh màu lá giữu oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Mới đọc lên ai cũng nghĩa rằng người lính thật đáng sợ và ghê rợn với những cái đầu không thấy tóc. Thế nhưng sự thật lại không phải vậy. Những trận sốt rét rừng đã làm các anh không thể mọc lên được những sợi tóc mỏng manh. Các anh đã phải trải qua cuộc sống đầy khó khăn và thiếu thốn. Để từ đó, ta cảm nhận được cuộc chiến tranh tàn khốc biết nhường nào và cũng từ đó ta thêm yêu quý và thương xót các anh bao nhiêu. Trong những năm tháng ấy, người lính không ngừng nhớ về quê hương, nhớ về gia đình. Đó là động lực để các anh chiến đấu, là điểm tựa để các anh vững tin hơn mà tiến về phía trước.
Trong chiến tranh, chết choc và hy sinh là những điều không tránh khỏi.
Rải rác biên cương mồ viễn sứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Những cái chết của các anh sao mà thảm thương quá. Giọng thơ như lắng xuống, sâu sắc hơn. Cụm từ “rải rác” để chỉ rằng các anh đã đi qua biết bao con dường, đi qua biết bao khó khăn. Khăp nơi, trên những chặng đường mà các anh đặt chân qua, đã có biết bao đồng đội ngã xuống. Họ nằm đó, lạnh lẽo và đau thương. Trong chiến tranh, cũng đã có biết bao người hy sinh nhưng không ai biết được tên tuổi. Các anh sống, chiến đấu vì dân tộc, vì Tổ quốc và không sợ hãi với cái chết. Họ có thể vượt qua mọi khó khăn, có thể hy sinh tính mạng để đổi lấy sự tự do cho đất nước mà không hề tiếc nuối hay oán trách. Trong họ là sự bừng lên của tinh thần quyết tử cho Tử quyết sinh.
Bài thơ “Tây Tiến” khép lại nhưng hình ảnh người lính Tây Tiến sẽ mãi còn lưu giữu trong lòng bạn đọc. Tinh thần và sự hy sinh của các anh sẽ mãi tồn tại cùng với núi rừng Tây Bắc và mãi mãi chẳng thể phai nhòa.
Seen