Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến

0

Đề bài: Phân tích khổ 1 bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Bài làm

Chiến tranh và người lính đã đi vào trong văn chương với những hình ảnh đau thương nhất và cũng là đẹp và oai hùng nhất. Trong kháng chiến chống Pháp đã có rất nhiều sáng tác viết về người lính nhưu “Đồng chí” của Chính Hữu, “Tây Tiến” của Quang Dũng… Trưởng thành trong kháng chiến và trực tiếp tham gia vào những đoàn quân xông pha nơi chiến trường, Quang Dũng đã viết về chiến tranh bằng những cái nhìn chân thực và sống động. Bài thơ “Tây Tiến” là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài ấy.

Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị được thành lập nhằm phối hợp vỡi bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào. Đoàn quân ấy hoạt động chủ yếu ở phía Tây hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, Quang Dũng chuyển đơn vị công tác và ông sáng tác bài “Tây Tiến” nhằm bày tỏ nỗi nhớ tới núi rung và những người đồng đội cũ. Khổ đầu của bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi đang trào trực trong lòng tác giả.

phan tich kho 1 bai tho tay tien - Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết của người chiến sĩ về núi rừng năm xưa anh đã từng đóng quân. Hai tiếng Tây Tiến được gọi lên với một thái độ thân mật, thiết tha. “Tây Tiến ơi” nghe như lời gọi thân thương của những người bạn, những người thân trong gia đình. Dù đã xa rồi nhưng những hình ảnh của núi rừng, của dòng sông Mã hiền hòa vẫn luôn hiện hữu trong lòng tác giả. Con sông Mã uốn lượn cùng những bước đi của người lính, núi rừng là nhà, là nơi họ sinh sống và chiến đấu. Thiên nhiên ở đây là những gì gần gũi và thân thuộc nhất suốt những năm tháng chiến tranh. Để rồi khi đi xa, nỗi “nhớ chơi vơi” cứ trào dâng. Nỗi nhớ ấy da diết và bền bỉ. Nó không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào chỉ biết rằng nõi nhớ luôn thổn thức khôn nguôi, chập chờn, đeo bám lấy tâm hồn.

Xem thêm:  Cảm nhận về khổ thơ 5, 6, 7 bài thơ Sóng

Nhà thơ nhớ về sông Mã, về núi rừng và những bước chân của cuộc hành quân.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mướng Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Sáu câu thơ vẽ lên những khó khăn, gian khổ mà đoàn binh Tây Tiến đã phải trải qua suốt những năm gắn bó với núi rừng. Hàng loạt địa danh thân thuộc hiện về trong đầu tác gải với những kỉ niệm không bao giờ quên. Mường Lát, Sài Khao, Pha Luông…là những nơi mà đoàn binh đã từng đi qua và đóng quân ở đó. Trong suốt chặng đường, những đôi chân đã mệt mỏi rã rời. Những buổi tối, sương dày đến nỗi che lấp cả đoàn quân. Nó phủ lên đầu họ một lớp màng bọc đủ để không ai có thể nhìn thấy. Màn sương ấy có lẽ lạnh lẽo lắm.

Hiện tra trước mắt người đọc là một quãng đường đầy những khó khăn và thử thách. Chiến tranh đã nguy hiểm với bom đạn mà người lính còn phải vượt qua những trắc trở của thiên nhiên. Trên miền đất giáp biên giới, núi rừng hiểm trở biết bao. Những cung đường lên xuống như sự thay đổi nhanh chóng của những nốt nhạc lúc trầm lúc bổng. Con đường với những dốc cao chót vót và sâu thăm thẳm nối tiếp nhau, trải dài suốt chặng đường. Người lính đã phải dốc hết sức để leo lên rồi chưa kịp nghỉ ngơi lại phải thận trọng với những dốc xuống không cẩn thận là dễ dàng rơi xuống vực sâu. Sự trắc trở của thiên nhiên đã lấy đi biết bao sức lực của người lính. Có lúc nó cao vút như chọc thủng trời xanh, có lúc nó lại sâu hoáy như đâm vào lòng đất. Chặng đường như để thử thách đôi chân và ý chí của người lính, rèn luyện cho họ những kĩ năng và lòng quyết tâm vượt qua gian khổ.

Xem thêm:  Phân tích ba khổ thơ đầu trong bài thơ Tiếng Hát Con Tàu

Trong gian khó, có người đẫ anh dũng vượt qua nhưng cũng có người lại không thể tiếp tục chiến đấu.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Một hình ảnh chân thực đến xót xa. Qua biết bao trắc trở của thiên nhiên, núi rừng, người lính đã mệt mỏi rã rời. Người lính Tây Tiến không còn đủ sức để mà bước tiếp. Những người lính ngồi xuống, gục đầu vào cây súng để nghỉ ngơi và lấy lại sức cho những chặng đường gian khó tiếp theo. Cũng có thể, đây là hình ảnh của sự hy sinh. Các anh dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cũng không thể chống lại được sự tàn ác và vô tình của súng đạn. Họ đã đã hy sinh, đã ngã xuống để đem lại hòa bình và tự do cho dân tộc. Các anh ra đi cùng tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Họ chiến đấu hết mình, không ngại hy sinh để bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc. những cái chết cao cả và oai phong biết nhường nào.

Và rồi, sau những kỉ niệm ùa về, nỗi nhớ lại trào lên mạnh mẽ.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em cơm nếp xôi

Nhà thơ nhớ về hương vị của núi rừng Tây Bắc. Mùi cơm nếp thơm lừng như đâng ùa về trong khứu giác của tác giả. Hương vị ấy có lẽ nhà thơ sẽ chẳng bao giờ quên. Hai tiếng “nhớ ôi” cũng đủ để ta cảm nhận được nỗi nhớ về Tây Tiến, về đồng đội lớn đến nhường nào. Nhà thơ như đang gọi, đang níu kéo sự ùa về của quá khứ, của những năm tháng gian khó nhưng thấm đượm tình đồng chí, tình dân quân.

Xem thêm:  Cảm nhận về khổ thơ 5, 6 bài thơ Sóng

Như vậy, bài thơ “Tây Tiến” và đặc biệt là khổ thơ đầu đã vẽ nên bức tranh hùng hồn về tinh thân người lính trong kháng chiến chống Pháp mà cụ thể là đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ sẽ mãi vang vọng trong lòng người đọc như một khúc ca cường tráng về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ gan dạ, dũng cảm và đầy sự lạc quan, yêu đời.

Seen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *