Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

0

Đề bài: Em hãy phân tích khổ 3 bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Bài làm

Nói về người lính đã có rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Ta bắt gặp tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người nông dân mặc áo lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Ta thấy được tinh thần lạc quan, yêu đời của những anh bộ đội trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Và nhà thơ Quang Dũng cũng đã có một sáng tác hay và cảm động về người lính hoạt động nơi biên giới hiểm nguy trong bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ này là một trong những sáng tác hay nhất viết về người lính trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trước hết chúng ta cần biết rằng Tây Tiến thực ra là một đơn vị được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ cùng với bộ đội Lào bảo vệ biên giới chung của hai nước. Địa bàn hoạt động chủ yếu của đoàn quân là những vùng núi giáp biên giới thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Với địa bản núi rừng hiểm trở, các anh đã phải trải qua biết bao gian nan, vất vả vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

phan tich kho 3 bai tho tay tien cua quang dung - Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bải thơ Tây Tiến khổ 3

Sau hai khổ thơ nói về nỗi nhớ đồng đội của nhà thơ là bức tranh vẽ nên những khó khăn mà đơn vị phải trải qua ở khổ thứ ba. Câu thơ mở đầu khổ thơ là một hình ảnh lạ lùng và có phần khiếp sợ.

Xem thêm:  Em hãy phân tích câu “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó bởi lòng người ngại núi e sông”

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh  màu lá giữ oai hùng

Vừa đọc lên chắc ai cũng có cảm giác khiếp sợ bởi đoàn quân “không mọc tóc”. Cảnh tượng đó gợi cho ta chút rung mình vì nghĩ rằng những người lính ấy chẳng khác gì một chùm “xã hội đen”. Thế nhưng, khi hiểu được lí do và nguyên nhân của sự “không mọc tóc” ta mới thêm thấm thía và nghẹn ngào. Đoàn binh Tây Tiến hoạt động chủ yếu ở vùng đồi núi giáp biên giới, một trong những địa bàn bị nhiễm sốt rét nhiều nhất. Bệnh tật, sự thiếu thốn thuốc men đã làm họ không thể mọc nổi tóc. Và những người lính trẻ với mái tóc xanh mượt giờ đây phải mang một cái  đầu trọc lóc. Họ đã phải trải qua biết bao gian nan, vất vả thậm chí là hy sinh. Đoàn quân xanh màu lá ngụy trang, xanh màu của rừng và cũng có thể đó là màu xanh của da. Bệnh tật và cái đói làm họ gầy đi, tiều tụy và xanh xao. Thế nhưng, dù có khó khăn đến đâu thì tinh thần chiến đấu của họ vẫn thật kiên cường. Nó mạnh mẽ như sự oai phong của hổ, lẫm liệt những bước chân tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin.

Và trong khó khăn, họ vẫn lạc quan, mơ mộng với những thứ vốn có trong tâm hồn của những chàng trai trẻ tuổi.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Ánh mắt họ luôn hướng về biên giới, nơi mà họ cần bảo vệ và giữ gìn. Người lính Tây Tiến  nhìn sang nước bạn với những khát khao, mộng mị về một ngày cả hai dân tộc đều giành được tự do, độc lập. Ban ngày, họ phải trải qua những hiểm nguy luôn rình rập. Ban đêm họ lại thả hồn vào những giấc mơ tươi đẹp. Họ nhớ về Hà Nội, nhớ gia đình và nhớ cả người con gái mà họ yêu thương. Nơi đó có biết bao điều tươi đẹo và bình yên. Nó là bến đỗ cho tâm hồn mõi khi mệt mỏi. Nó cũng chính là động lực để họ chiến đấu. Người lính trẻ, dù vất vả đến đâu cũng lạc quan nhìn về một tương lai tươi sáng với những niềm tin rực cháy.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về ước mơ

Chiến tranh đem đến biết bao đau thương và mất mát. Đó là điều mà chẳng ai mong muốn nhưng cũng không ai có thể tránh khỏi.

Rải rác biên cương mồ viễn sứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Trên chặng đường hành quân, đã có biết bao người ngã xuống. Họ hy sinh vì tình yêu quê hương, đất nước. Và trên chặng đường ấy, họ đã bắt gặp biết bao nấm mồ không rõ tên tuổi và cả những mồ chôn của những chàng lính trẻ xa nhà. Cảnh tượng ấy xót xa và đau thương biết bao nhiêu. Nhưng dường như nó đã quá qen thuộc với đoàn quân Tây Tiến vì họ hiểu rằng chết choc là điều không thể tránh khỏi giữa bao la súng đạn. Và cũng bổi vì họ chấp nhận hy sinh để đổi lấy nền tự do cho dân tộc. Cái chết với người lính không còn đáng sợ như bản thân nó nữa. Họ không tiếc thân mình vì họ đã nguyện quyết tử cho Tổ quốc sinh.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Người lính đã ngã xuống. Máu của họ, thân xác họ hòa lẫn vào với đất mẹ. Họ hy sinh để bảo vệ hình hài vẹn toàn của đất nước. Người lính ngã xuống, nhiều khi đến chiếu còn không có huống chi là áo bào. Câu nói như gợi lên sự oai hùng, linh thiêng như sự ra đi của những vị anh hùng ngày xưa. Cái chết của họ bi thương nhưng lại không kém phần cường tráng. Đến nỗi rằng, thiên nhiên, sông suối phải “gầm” lên như một lời từ biệt, một lời xót thương nghẹn ngào và thấm đẫm. Các anh dù đã ra đi nhưng những chiến công và tâm hồn sẽ luôn được khắc ghi cùng sự trường tồn của núi rừng, đất nước.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tiếng Hát Con Tàu của Chế Lan Viên

Như vậy, qua khổ ba của bài thơ “Tây Tiến”, chúng ta đã thấu được những khó khăn mà người lính phải trải qua. Cũng qua những khó khăn ấy, ta thấy được tinh thần kiên cường, bất khuất và sự hy sinh cao cả của các anh. Chiến tranh đã xa rồi nhưng người lính bộ đội cụ Hồ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc một niềm tự hào và biết ơn sâu sắc.

Seen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *